BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ CHO XƯỞNG CHẾ BIẾN GỖ

Công ty môi trường Bình Minh chuyên tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường cho xưởng chế biến gỗ. Nếu bạn đang tìm hiểu về chi phí lập báo cáo, quy trình thực hiện ra sao,…, hay cần hỗ trợ tư vấn thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải. Hãy liên hệ đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Hotline: 0917 096 077– Email: tuvan.bme@gmail.com

bao-cao-giam-sat-moi-truong-dinh-ky-cho-co-so-san-xuat-do-my-nghe-cong-ty-moi-truong-binh-minh
BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ CHO XƯỞNG CHẾ BIẾN GỖ

Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu ét khối gỗ tròng mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất)

1. Các nguồn phát sinh ô nhiễm từ cơ sở chế biến gỗ

Trong quá trình hoạt động ngành chế biến gỗ có phát sinh một số nguồn ô nhiễm như: nước thải từ sinh hoạt của công nhân viên, từ bếp ăn, từ quá trình ngâm gỗ, nước thải từ lò hơi,.. chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp (gỗ thừa,…)

2. Vì sao phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ ngành chế biến gỗ

Ngành chế biến gỗ gây ô nhiễm đến môi trường trong quá trình hoạt động có phát sinh một số nguồn ô nhiễm như sau: Bụi gỗ, tiếng ồn, khí thải lò hơi, khí thải từ máy phát điện, nước thải,… Vì thế cần có biện pháp giảm thiểu để đảm bảo tất cả các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép. Cần phải làm báo cáo theo dõi để trình nộp lên cơ quan quản lý có chức năng.

3. Đối tượng thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Đối tượng phải thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ (quan trắc môi trường): các nhà xưởng, cơ sở chế biến gỗ đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 16, Nghị định số 18/2014/NĐ-CP) và Kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Điều 33, Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/ QH 13 này 13/06/2014).

– Các dự án xây dựng xưởng, cơ sở chế biến gỗ đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

4. Quy trình thực hiện báo cáo giám sát

bBÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ CHO XƯỞNG CHẾ BIẾN GỖ
BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ CHO XƯỞNG CHẾ BIẾN GỖ

5. Tần suất giám sát

Tùy theo quy mô hoạt động của cơ sở mà báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ có tần suất lập báo cáo giám sát môi trường khác nhau:

•    3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm.

•    6 tháng/1lần đối với các cơ sở không thuộc hai đối tượng trên (hoặc theo yêu cầu từng địa phương).

6. Cơ quan tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ

Tùy theo quy mô và vị trí của cơ sở mà có các cơ quan tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ như sau:

– Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

– Sở Tài nguyên và Môi trường

– Phòng Tài nguyên và Môi trường

– Ban quản lý Khu công nghiệp

– Ban quản lý Khu kinh tế

7. Vi phạm xử phạt

Căn cứ vào điều 8 , điều 9 Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung chương trình quan trắc,báo cáo giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường), sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

– Đối tượng lập cam kết bảo vệ môi trường: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

– Đối tượng báo cáo đánh giá tác động môi trường: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000.

This entry was posted in Chưa phân loại. Bookmark the permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CALL ME NOW