Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún

Thành phần, tính chất của nước thải làm bún

      Sau nhiều chuyến đi tham quan khảo sát các làng nghề sản xuất bún, bánh tráng, chúng tôi nhận thấy đặc điểm chung tại rất nhiều cơ sở sản xuất. Hiện tại các cơ sở sản xuất phần lớn đặt tại khu vực ngoài thành, chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm từ giếng khoan cho sản xuất, chế biến và sinh hoạt cho công, nhân viên. Các cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu là gạo, bột mì, bột năng, muối và một số phụ gia khác. Một cơ sở sản xuất trung bình tiêu thụ từ 5 – 7 tấn gạo mỗi ngày cho sản xuất bún gạo, từ 300 – 500 kg bột mì, bột năng cho sản xuất bánh tráng, bún phở. Số lượng công nhân 50 đến 100 người, phần lớn công nhân được trợ cấp chỗ ở tại xưởng làm việc.

Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com

cong ty xu ly nuoc thai tai binh dinh2

Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu:

– Nước vo gạo, nước rửa gạo có màu đục sữa chứa nhiều tinh bột, các vitamin và khoáng vi lượng chiếm khoảng 25 – 30% tổng lượng nước thải;

– Nước rửa bún, làm nguội bún sau khi đùn, lượng nước này chiếm khoảng 40% tổng lượng nước thải;

– Chiếm khoảng 20 – 23% tổng lượng nước thải là nước vệ sinh máy xay, máy đùn sợi, vải lọc bột, vệ sinh nền khu xay bột có chứa số lượng lớn tinh bột, cặn bẩn, cát.

– Phần còn lại là nước phát sinh từ quá trình chế biến thức ăn ở căn-teen, lavabo rửa mặt, nước thải từ hầm tự hoại;

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún

– Nước thải từ xưởng sản xuất thường được dẫn theo mương đến bể lắng sơ bộ nhằm mục đích thu hồi lại lượng tinh bột bị thất thoát sau sản xuất để làm thức ăn cho gia súc, tuy nhiên khả năng lắng tương đối kém của tinh bột nên sau khi lắng hàm lượng ô nhiễm vẫn rất cao, riêng nước từ nhà ăn và hầm tự hoại được thải trực tiếp ra ao hồ cùng với lượng nước thải sản xuất. Nước thải với lưu lượng lớn và nồng độ ô nhiễm cao, tập trung lắng đọng trong ao hồ, là nơi phát sinh của nhiều côn trùng gây bệnh nguy hiểm, mất nơi cư ngụ của các loài thủy sinh vật có lợi, các loài cá không thể sinh sống. Nguy hiểm hơn là nước thải thấm vào đất làm ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm.

       Hơn nữa việc xả trực tiếp nước thải ra ao hồ không qua xử lý gây mất vẻ mỹ quan, gây ra mùi hôi thối cho khu vực xung quanh, tiềm ẩn nhiều nguyên nhân gây bệnh về hô hấp.

Sản phẩm bún, bánh tráng sản xuất ra không chỉ cung ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà làng nghề của nước ta đã có thương hiệu được cấp phép xuất khẩu đi rất nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, đừng vì một chút lơ là, không coi trọng vấn đề xử lý nước thải mà gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, làm giảm đi thương hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.

      Quy trình xử lý nước thải làm bún kết hợp thu hồi năng lượng

       Trên đây là những cảm nhận cũng như chia sẽ của chúng tôi với các chủ doanh nghiệp, cơ sở đã và đang sản xuất chế biến các sản phẩm bún, bánh tráng. Với chức năng là một công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường, có nhiều năm kinh nghiệm, hoàn thành nhiều công trình xử lý nước thải làng nghề bún, bánh tráng. Chúng tôi mong muốn cùng chung tay với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu của doanh nghiệp.

Sau đây là một quy trình xử lý nước thải sản xuất bún, bánh tráng mà công ty chúng tôi đã thực hiện:

quy trinh xu ly nuoc thai che bien mu cao su
Quy trình xử lý nước thải chế biến mủ cao su của công ty môi trường Bình Minh

Chức năng của các hạng mục:

– Hầm ủ Biogas: xử lý các hợp chất hữu cơ với nồng độ ô nhiễm cao giảm bớt áp lực cho các công trình phía sau, thu hồi khí Biogas làm nhiên liệu đốt khuôn, chạy lò hơi, đun nấu, phát điện.

– Bể điều hòa: hòa trộn các loại nước thải, điều hòa nồng độ ô nhiễm, ổn định lưu lượng cho công trình xử lý sinh học.

– Bể sinh học thiếu khí: vi sinh vật thiếu khí loại bỏ khử triệt để Nitrat (quá trình khử nitrat : NO3 ®N­2­) và khử một phần COD, BOD.

– Bể sinh học hiếu khí: vi sinh vật hiếu khí khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).

– Bể lắng sinh học: Toàn bộ lượng cặn lơ lửng sẽ được loại bỏ bằng quá trình lắng trọng lực.

– Bể khử trùng: Nước thải sau xử lý được thu tại máng răng cưa về bể khử trùng để xử lý toàn bộ các vi sinh bệnh gây bệnh trong dòng thải.

Khi cần tư vấn, xây dựng Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún, xin hãy liên hệ đến công ty chúng tôi Công ty TNHH Xây Dựng và Kỹ Thuật Môi Trường Bình Minh để được tư vấn chu đáo, thiết kế, xây dựng nhanh chóng, chuyên nghiệp, với giá cả hợp lý nhất.

Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com

 

This entry was posted in Chưa phân loại. Bookmark the permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CALL ME NOW