Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản

Công ty môi trường Bình Minh chuyên tư vấn lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản trên toàn Quốc. Bạn đang thắc mắc vì sao phải lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường, quy trình lập hồ sơ, cơ quan chức năng nào tiếp nhận, phê duyệt và với công suất quy mô nào thì lập hồ sơ này,… thì hãy liên hệ ngay đến công ty chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Hotline: 0917 096 077 – Email: tuvan.bme@gmail.com

lap-ke-hoach-bao-ve-moi-truong-cho-du-an-xay-dung-co-so-che-bien-thuy-san
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản
  1. Tình hình ngành chế biến thủy sản

Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ – Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện.

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

Trước khi đi vào hoạt động, các chủ dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản cần lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường.

lap-ke-hoach-bao-ve-moi-truong-cho-du-an-xay-dung-co-so-che-bien-thuy-san
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản
  1. Thời điểm lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản

Các dự án trước khi đi vào hoạt động, tùy theo quy mô, công suất mà lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc DTM. Theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, chủ dự án phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án.

  1. .Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Theo phụ lục II, mục 64 nghị định 18/2015/ N Đ-CP ngày 14/02/2015. Các dự án xây dựng cơ sở chế biến thủy sản có công suất dưới 100 tấn sản phẩm/năm thì lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

  1. Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Bước 1 : Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như: khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội liên quan đến dự án.

Bước 2 : Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

Bước 3: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.

Bước 4 : Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.

Bước 5: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

Bước 6: Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường.

Bước 7: Trình Phòng Tài Nguyên và Môi Trường hoặc Sở TNMT nơi xây dựng dự án thẩm định và quyết định phê duyệt tùy theo loại hình và quy mô của dự án.

  1. Căn cứ pháp lý lập kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Luật bảo vệ môi trường 2014
  • Nghị định 18/2015/ND-CP, ngày 14/02/2015- Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ngày 29/5/2015 – Thông tư về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
  1. Cơ quan tiếp nhận và phê duyệt

Được quy định tại điều 32 luật Bảo vệ môi trường 2015

Tùy vào quy mô, công suất và vị trí của dự án mà có các cơ quan tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

  • Sở TNMT đối với kế hoạch bảo vệ môi trường cấp sở
  • Phòng TNMT đối với kế hoạch bảo vệ môi trường cấp huyện
  • Phòng TNMT cấp xã nếu được UBND ủy quền được phê duyệt
  • Ban quản lý KCN
  • Ban quản lý khu kinh tế
  1. Các giấy tờ pháp lý cần thiết

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất

– Giấy phép xây dựng

– Bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt bằng thoát nước mưa, mặt bằng thoát nước thải


 

Ngoài lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án, Công ty môi trường Bình Minh còn hoạt động trong các lĩnh vực sau:

  • Thiết kế thi công, cải tạo hệ thống xử lý nước thải
  • Tư vấn lập các hồ sơ môi trường: DTM, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, hồ sơ khai thác nước ngầm, hồ sơ xả thải,…
  • Cung cấp nuôi cấy bùn vi sinh chất lượng, uy tín, giả rẻ
  • rám lấp giếng, khoan cắt bê tông,…..

– ……………………………

Bạn đang gặp khó khăn về vấn đề môi trường, hay có thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Hotline: 0917 096 077 – Email: tuvan.bme@gmail.com

This entry was posted in Chưa phân loại. Bookmark the permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CALL ME NOW