Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường

Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường

Mẫu báo cáo thực tập của một sinh viên, để lại cho các bạn tham khảo, nhớ chia sẻ và like fecabook của Môi trường Bình Minh để ủng hộ chúng tôi.

 

Mẫu đồ án xử lý nước thải thủy sản tham khảo tại : http://bunvisinh.com/do-an-xu-ly-nuoc-thai-thuy-san.html

Facebook của chúng tôi tại: https://www.facebook.com/kythuatmoitruongBinhMinh

Một số hình ảnh minh hoạ :

Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường
Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường

bao-cao-thuc-tap-tot-ngiep-3

Qui trình bơm nước

            Nước thải được thu bằng hệ thống cống f300 từ lô A đi vòng bên phải của chung cư và đi vào hệ thống xử lý, nước thải từ lô B, C đi vòng theo bên trái của chung cư để đi vào hệ thống xử lý nước thải. Nước thải từ bể tự hoại sau xử lý tại bể 3 ngăn (ngăn phân hủy, ngăn lắng và ngăn lọc) sau khi qua ngăn lọc sẽ được đi vào hệ thống xử lý nước thải. (xem bản vẽ hệ thống thoát nước)

Nước thải từ hố thu sẽ được bơm vào bể phân hủy khị khí dính bám bằng bơm P0101/0102. Trong quá trình vận hành tự động thì bơm P0101 được ưu tiên hoạt động (theo thiết kế đường ống dẫn nước vào bơm. Tại hố thu có thiết kế 1 phao báo cạn nước. Tức là khi bơm P0101/0102 bơm nước qua bể kỵ khí sẽ được đảm bảo an toàn không hoạt động trong lúc cạn nước. Hệ thống ống hút của bơm P0101/0102 được đặt cao hơn đất nền 300 mm (xem cao trình trong bản vẽ). Trong hố thu có quá trình lắng bùn cặn sau 1 thời gian lượng cặn sẽ nhiều nên và được bơm qua bể kỵ khí. Hệ thống bơm được điều khiển bằng 2 van riêng biệt (van cầu) để dễ dàng sửa chữa và thay thế, trên mỗi của ra của từng bơm có lắp van một chiều bằng đồng. Hệ thống bơm được lắp trên bệ đặt bằng inox và có các thanh đỡ ống bằng thép V 50.

Nước thải từ bơm P0101/0102 được bơm qua bể phân hủy kỵ khí, tại đây diễn ra các quá trình xử lý. Trong bể kỵ khí dính bám có thiết kế phao nổi chống tràn cho bể kỵ khí, thời gian lưu trong bể kỵ khí khá lớn, bơm nước từ P0101/0102 được phân phối vào bể kỵ khí tại đầu bể. Tại cuối bể kỵ khí có lỗ thông giữa 2 bể kỵ khí và thiếu khí.

Nước thải sau 1 thời gian lưu tại bể kỵ khí được đưa qua bể thiếu khí thông qua lỗ thông giữa 2 bể. Tại bể thiếu khí có hệ thống sục khí bằng hệ thống đường ống PVC f21 đục lỗ đặt tại dưới đáy bể và chạy dọc bể. Trọng bể thiếu khí tiếp tục có quá trình xử lý. Tại bể thiếu khí có 1 phao chống cạn bể (không dưới mực nước quy định). Hệ thống bơm P0301/0302 bơm nước thải từ bể thiếu khí qua bể hiếu khí dính bám. Thứ tụ ưu tiên của các bơm vẫn là bơm 01 ưu tiên hơn bơm 02, tại các bơm đều có 2 van và 1 van 1 chiều.

Nước thải được bơm qua bể hiếu khí bằng bơm P0301/0302 và phân phối bằng ống PVC 60 đục lỗ chảy dọc trong bể. Tại bể hiếu khí được sục khí bằng hệ thống đĩa sục khí f300 mm, ống dẫn khí chính PVC f90 và ống dẫn khí nhánh PVC f60. Nước thải được phân phối tại đầu bể và được thu tại cuối bể bằng máng thu nước cà chảy qua bể lắng lọc kết hợp bằng 2 ống PVC f90, nước chảy từ bể hiếu khí qua bể lắng lọc kết hợp bằng thủy lực. Nước thải tại bể hiếu khí có hàm lượng bùn lơ lửng lớn, được lắng tại bể lắng, và lọc qua lớp vật liệu lọc.

Nước thải từ bể hiếu khí qua bể lắng lọc kết hợp có hàm lượng bùn hoạt tính lớn được lắng lại tại bể lắng, và bùn hoạt tính tại đây được bơm bùn P0501/0502 bơm qua 2 bể thiếu khí và bể kỵ khí. Phần bùn bơm qua bể kỵ khí tức là lượng bùn dư được đưa qua bể kỵ khí làm giảm lượng bùn trong hệ thống xử lý (điểm này làm cho hệ thống không cần hệ thống xử lý bùn riêng). Khi xuống bể kỵ khí thì ta thấy 1 lớp bùn dày khoảng 300mm. Bùn tuần hoàn được bơm qua bể thiếu khí, vì bể thiếu khí có sục khí nên tại đây bùn tuần hoàn sẽ được tái sinh và sẽ được bơm P0301/0302 bơm trở lại bể hiếu khí. Đặc điểm hệ thống xử lý nước thải hiện có là không cần hệ thống xử lý bùn riêng. Nước thải sau lắng được đi qua lớp vật liệu lọc và qua hệ thống máng thu bằng bê tông cốt thép và chảy qua bể  trung gian (bể ổn định dòng) bằng lỗ thông giữa 2 bể.

Tại bể trung gian nước thải đã được xử lý các thành phần BOD, COD, nitơ, photpho… và tại bể trung gian có nhiệm vụ ổn định dòng nước để bơm P0601/0602 bơm qua ra ngoài. Tại bể trung gian có 1 phao chống cạn cho bơm P0601/0602. Tại ống ra của bơm P0601/0602 có thiết kế 1 ống khử trung online đặt đứng để tăng độ hòa tan đều Ca(OCl)2.

Qui trình hoạt động chế độ tự động

Tại chế độ bơm hoạt động tự động các công tắc chuyển sang auto và toàn bộ các van đều mở trừ máy thổi khí M0401/0402 chỉ mở 1 máy.

Trong hệ thống có 4 phao đặt ở các bể B01(chống cạn), B02 (chống tràn), B03 (chống cạn), B06 (chống cạn). Ban đầu thì khi có nước phao 1 dưới tác dụng của thủy lực được nước nâng lên làm phao đóng (có nguồn điện cấp ra) có dòng điện chạy vào PLC điều khiển, PLC sẽ bật bơm P0101 hoạt động để bơm nước vào bể kỵ khí dính bám. Nếu bơm P0101 không hoạt động thì bơm P0102 sẽ hoạt động thay thế, nếu bơm P0101 hoạt động được 1 tiếng thì sẽ đổi qua bơm P0102 và sẽ đổi lại nếu thời gian bơm lớn và cả 2 bơm đều hoạt động. Bơm P0101/0102 bơm nước qua bể kỵ khí dính bám (có lỗ thông với bể thiếu khí) đầy thì phao chống ngập tại bể kỵ khí sẽ đóng (theo thủy lực đầy lên) có nguồn điện báo vào PLC. PLC sẽ điều khiển cắt nguồn điện ra tại 2 bơm P0101/0102. Phao chống tràn sẽ được quyền ưu tiên trong PLC với phao chống cạn tại hố thu.

Nếu phao chống cạn bị ngắt (cạn nước) nguồn điện ra PLC của phao tại hố thu bị ngắt PLC điều khiển bơm P0101/0102 ngắt. Sau thời gian 1 tiếng thì bơm P0101/0102 sẽ hoạt động trở lại và tiếp tục 1 chu kỳ mới.

Phao chống cạn tại bể thiếu khí sẽ được nối dây phao để hoạt động cho 1 khoảng mực nước nhất định (khác với phao cạn tại hố thu). Khi phao nước trong bể thiếu khí đầy thì phao sẽ đóng, bơm P0301/0302 sẽ hoạt động, bơm nước qua bể hiếu khí, sau khi bơm được 1 mức nước thì phao sẽ bị ngắt (mực nước bơm 0.5 m) thì bơm P0301/ sẽ bị ngắt. Sau 1 thời gian thì nước sẽ đầy trong bể thiếu khí thì bơm lại bắt đầu hoạt động 1 chu kỳ mới.

Bơm bùn tại chế độ hoạt động tự động thì sau 1 tiếng thì bơm lại hoạt động 5 phút, chế độ hoạt động của bơm bùn P0501/0502 là chế độ hoạt động timer theo sự lập trình của PLC.

Phao chống cạn tại bể trung gian (B06) : khi nước trong phao đầy thì phao sẽ đóng sẽ có nguồn điện cấp ra cho bơm P0601/0602 làm bơm P0601/0602 hoạt động bơm nước ra ngoài. Khi bơm P0601/0602 hoạt động thì đồng thời bơm định lượng của hoạt động cùng 1 lúc với bơm P0601/0602 để bơm Ca(OCl)2 khử trùng nước.

Tại 2 máy thổi khí không lắp 2 van một chiều nên khi hoạt động động phải đóng 1 van khí mở 1 van. Van nào mở thì bật máy thổi khí đó hoạt động tại chế độ tự động thì máy thổi khí sẽ ngắt 5 phút và hoạt động 55 phút đế tránh nóng máy, hỏng motơ.

Máy khuấy được điều khiển bằng tay vì máy khuấy ít khi hoạt động. Bơm nhà đặt thiết bị là bơm chìm có 1 phao tự động tại bơm, khi có nước trong bơm thì phao sẽ nổi lên tới 1 mức 0.3 m thì bơm sẽ hoạt động và bơm nước thải tại nhà đặt thiết bị ra ngoài, bơm hết nước thì phao hạ xuống và bơm lại tự động ngắt. Ngoài ra khi mở mắp của nhà đặt thiết bị thì trước khi xuôgn nhà đặt thiết bị có 1 công tắc mở quạt hút khí để thông gió cho nhà đặt thiết bị và 1 bóng đèn huỳnh quang 1.2m. Khi có người dưới nhà đặt thiết bị thì bật công tắc để thông khí và chiếu sáng, khi đóng nắp nhà đặt thiết bị thì tắt công tắc.

Quy trình thay thế sửa chữa thiết bị

Mỗi ngày đều phải có nhân viên kỹ thuật xuống kiểm tra sự hoạt động của tất cả các bơm và xem lượng dung dịch khử trùng trong bồn hóa chất và thay đổi máy thổi khí, ghi lại nhật ký hoạt động của hệ thống. Kiểm tra các đường ống và tiến hành mở van khí rửa lọc. Kiểm tra dòng điện có đủ pha, đủ dòng và đủ áp không.

            Khi các máy bị sự cố thì đèn báo quá tải sẽ báo đỏ và ngắt dòng điện vào đồng thời khởi động máy còn lại. Khi có sự cố xảy ra thì ta sẽ ngắt CP của máy đó và kiểm tra dòng điện có cấp đủ không, tháo dây điện. Khóa 2 vạn cửa vào và của ra, tháo 2 bích vào và bích ra, kiểm tra xem bơm có bị tắc hoặc vướng rác không. Kiểm tra điện cấp, xem có rò rỉ điện. Tắt CP tổng đổi 3 dây ra của máy bị hỏng sang máy còn lại. Nếu không khắc phục được thì đem đi bảo hành hoặc sửa chữa.

            Bơm định lượng nếu không hoạt động thì tháo ống hút ra và kiểm tra có bị tắc không. Nếu không tắc thì mồi lại nước và cho bơm hoạt động lại, nếu vẫn không khắc phục được sự cố thì mang bơm đi bảo hành hoặc sửa chữa.

            Máy thổi khí : kiểm tra độ chùng của dây culoa, nếu cần thiết thì thay dây mới. Máy thối khí hoạt động kêu to và nóng thì nên thay nhớt, nếu có tiếng động lớn thì nên tháo máy, kiểm tra lại bạc đạn. Nếu máy không chạy thì tháo dây culoa để motơ hoạt động tại chế độ không tải và kiểm tra motơ.

            Máy khuấy: kiểm tra lại các bulông bắt cánh khuấy và sự hoạt động của motơ điện. Máy khuấy thường ít bị hỏng do hoạt động ít.

            Bơm nhà đặt thiết bị : Kiểm tra bơm có hoạt động, rò rỉ điện không, xem lại phao, phao phải không để vướng vào đường ống.

Kiểm tra tủ điện : kiểm tra nguồn cấp có đủ pha, đủ áp không, kiểm tra bộ city có hoạt động không, kiểm tra cầu chì và nguồn cấp cho bộ PLC. Kiểm tra các CP có bị nhảy không. Kiểm tra phần nối đất, kiểm tra bóng đèn báo có sáng không, nếu không sáng thì thay mới. Khi tắt tủ điện thì các này tắt trước bật sau, cái tắt sau bật trước.

Dowload tại bản cad https://app.box.com/s/j7zmy8lkickwubwb4k709105jrnmfbdz

Bản word : https://app.box.com/s/bi33n0qsr8zpkv9gxy9a

 

This entry was posted in Chưa phân loại. Bookmark the permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CALL ME NOW