Những điều cần biết khi xử lý nước thải bằng vi sinh – Bùn vi sinh hoạt tính

Những điều cần biết khi xử lý nước thải bằng vi sinh – Bùn vi sinh hoạt tính

Công ty môi trường Bình Minh chuyên tư vấn thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải, bảo trì, cung cấp bùn vi sinh chất lượng,… Nếu hệ thống bạn đang gặp vấn đề, hay bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com

1. Ảnh hưởng của nước thải đến môi trường

Tùy vào số lượng và thành phần tính chất của nước thải mà có thể gât ra những hậu quả khác nhau đối với nguồn tiếp nhận:

–  Làm thay đổi tính chất hóa lý, độ trong, màu, mùi, pH hàm lượng các chất hữu cơ, vô cơ, xuất hiện các chất độc, chất nổi, chất dễ lắng cặn,…

–   Làm giảm hàm lượng oxy hòa tan do phải tiêu hao cho quá trình oxy hóa các chất bẩn hữu cơ.

–   Làm thay đổi số lượng và các chủng loại vi sinh vật, xuất hiện các loại vi sinh vật gây bệnh, làm chết cá,…

2. Lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp nhất

       Trong nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm, biện pháp sinh học được mọi người đặc biệt quan tâm và sử dụng. so với các biện pháp vật lý, hóa học, biện pháp sinh học chiếm vai trò quan trọng về quy mô cũng như giá thành đầu tư.

cong_ty_moi_truong-xu_ly_nuoc_thai_sinh_hoat

3. Ưu điểm của Xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học

       Ưu điểm: xử lý nước thải bằng biện pháp vi sinh sẽ không gây tái ô nhiễm môi trường – một nhược điểm mà biện pháp hóa học hay mắc phải.

       Biện pháp sinh học sử dụng một đặc điểm rất quý của vi sinh vật là khả năng đồng hóa được rất nhiều nguồn cơ chất khác nhau của vi sinh vật, từ tinh bột, cellulose, lipid, cùng các kim loại nặng như chì, thùy ngân, cả dầu mỏ.

       Thực chất của phương pháp này là nhờ hoạt động sống của vi sinh vật (sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng có ttrong nước tahir làm nguồn dinh dưỡng và năng lượng) để biến đổi các hợp chất hữu cơ cao phân tử có trong nước thải thành các hợp chất đơn giản hơn. Trong quá trình dinh dưỡng này vi sinh vật sẽ nhận được các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trường và sinh sản, nên sinh khối được tăng lên.

4. Xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học trong giai đoạn nào?

          Biện pháp sinh học để xử lý nước thải có thể làm sạch hoàn toàn các loại nước thải công nghiệp chứa các loại chất bẩn hòa tan và phân tán nhỏ. Do vậy biện pháp này dùng sau khi loại bỏ các tạp chất phân tán thô ra khỏi chất thải

5. Xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học có thể loại bỏ những thành phần nào?

      Đối với nước thải chứa các tạp chất vô cơ thì biện pháp này dùng để khử muối sulfate, muối ammonium, muối nitrat, tức là những chất chưa bị oxy hóa hoàn toàn. Loại bỏ BOD, COD, cặn ra khỏi nguồn nước.

Quy trình xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học trong điều kiện hiếu khí

–  Khi nước tiếp xúc với bùn hoạt tính,các chất có trong nước: các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo và phân tán nhỏ sẽ được chuyển hóa bằng cách hập phụ và keo tụ sinh học trên bề mặt tế bào vi sinh vật.

–  Khuếch tán và hấp thụ các chất bẩn từ mặt ngoài của tế bào vào trong tế bào quan bán thấm (màng nguyên sinh).

–  Các chất vào trong tế bào dưới tác động của hệ enzym nội bào sẽ được phân hủy.

–  Quá trình phân giải các chất bẩn hữu cơ xảy ra: các phản ứng oxy hóa khử.

6. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình xử lý

Để bảo đảm quá trình xử lý bằng biện pháp sinh học (điều kiện hiếu khí) được tiến hành tốt, người ta theo dõi và điều chỉnh các yếu tố môi trường sau:

–  Hàm lượng Oxy: trong công trình xử lý hiếu khí, oxy là một thành phần cực kỳ quan trọng. Công trình phải đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng oxy một cách liên tục và hàm lượng oxy hòa tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt 2 không nhỏ hơn 2mg/l.

– Nồng độ các chất bẩn hữu cơ: phải thấp hơn ngưỡng cho phép. Nếu nồng độ quá cao ảnh hưởng đến hoạt động sống của VSV, cần kiểm tra các chỉ số BOD< COD vả nước thải.

–  Nồng độ các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật: để vi sinh vật tham gia thực hiện các quá trình oxy hóa nước thải một cách hiệu quả, cần thiết phải cung cấp cho chúng đầy đủ dinh dưỡng.

Bảng nồng độ các chất dinh dưỡng cần thiết

BOD tp của nước thải (mg/l)

Nồng độ nitrogen trong muối ammonium (mg/l)

Nồng độ phosphor trong P2O5 (mg/l)

<500

500-1000

15

25

36

8

Để xác định sơ bộ lượng các chất dinh dưỡng cần thiết đối với nhiều loại nước thải, có thể chọn tỉ lệ sau:

BDO:NP= 100:5:1

       Bạn đang gặp khó khăn trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, hay hệ thống bạn đang đến giai đoạn bảo hành, cải tạo cần nhà cung cấp máy móc thiết bị, cung cấp bùn vi sinh, đơn vị nuôi bùn,…hay đang lựa chọn biện pháp xử lý nước thải phù hợp nhất, hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com

This entry was posted in Chưa phân loại. Bookmark the permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CALL ME NOW