I. Nguồn gốc phát sinh nước thải
Nước thải sinh hoạt là nước nhà tắm, hồ bơi, nhà ăn, nhà vệ sinh, nước rửa sàn nhà,… chúng chứa khoảng 58$ chất hữu cơ và 42% chất khoáng. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng cao chất hữu cơ không bền sinh học (như cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nito), vi trùng, chất rắn và mùi.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Trước khi đưa ra phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp nhất thì phải tìm hiểu rõ tính chất, thành phần của nước thải sinh hoat:
II. Tính chất của nước thải sinh hoạt
- Tính chất vật lý
Tính chất vật lý của nước thải được xác định dựa định dựa trên các chỉ tiêu: màu sắc, mùi, nhiệt độ, lưu lượng dòng chảy.
Màu: nước thải mới có màu hơi nâu sáng, tuy nhiên nhìn chung màu nước thải thường là màu xám có vẩn đục.
Mùi: mùi có trong nước thải sinh hoạt là do có khí sinh ra từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ hay do có một số chất được đưa thêm vào trong nước thải. Nước thải sinh hoạt thông thường có mùi mốc, nhưng nếu nước thải bị nhiễm khuẩn thì nó sẽ chuyển sang mùi trứng thôi do sự tạo thành H2S trong nước.
Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thường cao hơn so với nhiệt độ của nguồn nước sạch ban đầu, bởi vì bì có sự gia nhiệt vào nước từ các đồ dùng trong gia đình.
- Tính chất hóa học:
Các thông số mô tả tính chất hóa học thường là: số lượng các chất hữu cơ, vô cơ và chất khí. Đơn giản hơn, ta có thể xác định tính chất hóa học của nước thải thông qua các thông số: độ kiềm, BOD, COD, các chất khí hòa tan, các hợp chất Nito, pH, P, các chất rắn (hữu cơ, vô cơ, huyền phù và không tan), nước.
- Độ kiềm: đặc trưng cho khả năng trung hòa axit, thường là độ kiềm bicacboniate, carbonate, hydroxide. Độ kiềm thực chát là môi trường đệm.
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): dùng để xác định lượng chất bị phân hủy sinh hóa trong nước thải. COD thường nằm trong khoảng 200-500mg/l.
- Nhu cầu oxy sinh hóa(BOD): dùng để xác định lượng chất bị oxy hóa trong nước thải, thường được các định sau 5 ngày ở nhiệt độ 200 BOD5 trong nước thải sinh hoạt thường năm trong khoảng 100-300mg/l.
- Các chất khí hòa tan: đây là những khí có thể hòa tan được trong nước thải.
- Hợp chất chứa N: số lượng và các loại hợp chất chưa N sẽ thay đổi từng dạng.
Sau khi tìm hiểu được đặc điểm tính chất của nước thải, chúng ta cần lựa chọn phương pháp, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp nhất (cả về hiệu quả xử lý và chi phí đầu tư)
III. Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học
Cơ sở để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là quá trình chuyển hóa vật chất, quá trình tạo cặn lắng và quá trình tự làm sạch nguồn nước của các bi sinh vật dị dưỡng và tự dưỡng có trong tự nhiên nhờ khả năng đồng hóa rất nhiều nguồn cơ chất khác nhau có trong nước thải.
Phương pháp xử lý sinh học dự trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẩn nước. Do vậy, điều kiện đầu tiên và vô cùng quan trọng là nước thải phải là môi trường sống của quần thể vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Muốn đảm bảo điều kiện này, nước thải khống có chất độc làm ức chế hoàn toàn hệ vi sinh vật trong nước thải.
Nếu bạn đăng băn khoăn không biết lựa chọn phương pháp, công nghệ nào xử lý nước thải sinh hoạt hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Chúng tôi sẽ tư vấn tìm ra phương pháp xử lý phù hợp nhất cho tính chất nước thải của Bạn.