QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP
Công ty môi trường Bình Minh là công ty chuyên thiết kế, thi công, cải tạo hệ thống xử lý nước thải chế biến suất ăn công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,… Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn lựa chọn quy trình xử lý phù hợp nhất, hãy liên hệ đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Nước thải là gì? Nước thải gồm có những loại nào?
Nước thải là những chất thải dạng lỏng thải ra từ các công trình, nhà cửa; các khu dân cư, khu thương mại và dịch vụ; các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu công nghiệp, nước mưa chảy tràn trên bề mặt và đổ vào hệ thống cống thoát nước. Tùy theo mục đich sử dụng khác nhau mà nước thải được chia ra thành 3 loại cơ bản sau đây: – Nước thải sinh hoạt – Nước thải công nghiệp – Nước thải là nước mưa
Nguồn gốc phát sinh nước thải?
Nguồn gốc: Nước thải chế biến suất ăn công nghiệp phát sinh từ các nguồn như từ quá trình rửa rau, cá, thịt, vo gạo, rửa nồi, sàn nhà,… Nước thải của các cơ sở chế biến suất ăn công nghiệp có thành phần, tính chất giống như nước thải sinh hoạt.
Tính chất nước thải chế biến suất ăn công nghiệp
Đặc tính chung của NTSH thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD, COD), các chất dinh dưỡng (nitơ phospho), các vi trùng gây bệnh (Ecoli, coliform…), dầu mỡ cao. Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào: Lưu lượng nước thải Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người
Quy trình xử lý nước thải chế biến suất ăn công nghiệp hiệu quả nhất?
Khi xem xét việc xử lý nước thải, cần tiến hành nghiên cứu tính khả thi về giải pháp. Nghiên cứu này bao gồm: đánh giá và thu thập các cơ sở dữ liệu về nước thải sinh hoạt của khu dân cư, gồm lưu lượng và thành phần của nước thải sẽ nghiên cứu so sánh các phương án khác nhau. Các thông số phải đo và phân tích là: độ pH, nhu cầu oxy hóa học COD, nhu cầu oxy sinh hóa BOD, hàm lượng chất rắn lơ lửng, SS, dầu mỡ, hàm lượng photpho, nitơ…
Thuyết minh quy trình
Tách cát, tách rác và hố thu nước
Nước thải theo mạng lưới thu gom tập trung về hố thu gom TK01. Trước khi tập trung vào hố thu toàn bộ lượng nước thải qua máy tách rác thô SC01 và mương lắng tách cát. Máy tách rác thu gom phần lớn những thành phần rác có kích thước lớn hơn 5 -10 mm. Mương tách cát giữ lại phần lớn cát có lẫn trong nước thải, loại bỏ những ảnh hưởng xấu như gây mòn cánh bơm, tắt nghẽn đường ống trong hệ thống xử lý (rác từ máy tách rác thô sẽ được thu gom để vận chuyển xử lý định kỳ, cát sẽ được bơm về sân phơi cát). Cát lắng ở mương lắng cát được bơm hút ra khỏi mương theo thời gian điều chỉnh của bơm. Nước sau khi được tách cát và rác sẽ chảy vào ngăn của hố thu gom, sau đó nước thải được bơm chìm WP01-A/B/C đặt dưới hố thu bơm lên máy tách rác tinh SC02.
Bể tách mỡ Nước thải từ hố thu được loại bỏ rác nhờ song chắn rác, được dẫn đến bể tách dầu mỡ. Bể tách mỡ được chia thành nhiều ngăn, để thay đổi dòng chảy giúp cho dầu mỡ nổi lên trên bề mặt, còn nước được dẫn đến bể điều hòa để tiếp tục xử lý. (Lượng dầu mỡ nổi sẽ được thu hồi định kỳ bằng các vợt vớt mỡ ).
Bể điều hòa Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao dộng của lưu lượng, để cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo. Các lợi ích cơ bản của việc điều hòa lưu lượng là: – Quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý. – Chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định. Dung tích chứa nước càng lớn thì độ an toàn về nhiều mặt càng cao. Bể điều hoà được sử dụng để điều hoà lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm và trung hoà pH (khi cần). Được đảo trộn bởi quá trình cấp khí từ máy thổi khí AB05A/B/C.
Bể anoxic Nước thải sau khi được xử lý photpho tiếp tục tự chảy sang bể Anoxic để tiếp tục xử lý. Tại đây, diễn ra quá trình khử Nitơ từ NO3- thành Nitơ dạng khí. Quá trình sinh học khử nitơ liên quan đến quá trình oxy hóa sinh học của nhiều chất hữu cơ có trong nước thải sử dụng NO3- hoặc NO2- như chất nhận điện tử thay vì dùng oxy, trong điều kiện không có oxy hoặc DO giới hạn (nhỏ hơn 2 mg/l)
C10H9O3N + 10 NO3- 5 N2 + 10 CO2 + 3H2O + NH3 + 100 H+
Quá trình này được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn khử nitrat chiếm khoảng 70 – 80% khối lượng vi khuẩn (bùn hoạt tính). Tốc độ khử nitơ dao động từ khoảng 0,04 đến 0,42 gN-NO3-/g MLVSS.ngày, tỷ lệ F/M càng lớn thì tốc độ khử càng cao. Trong bể có bố trí thiết bị khuấy trộn chìm nhằm tăng khả năng tiếp xúc của bùn vi sinh với nước thải làm tăng hiệu quả xử lý.
Bể xử lý sinh học hiếu khí Aerotank Trong bể Aerotank hiếu khí nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 1,000-3,000 mg MLSS/l Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn. Oxy (không khí) được cung cấp bằng các máy thổi khí AB05A/B/C và hệ thống phân phối khi có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ. Tải trọng chất hữu cơ của bể thổi khí thường dao dộng từ 0,32-0,64kg BOD/m3.ngày đêm và thời gian lưu nước dao động từ 8-12h. Công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng hiếu khí có hiệu quả cao đối với xử lý COD, N, … Quá trình phân hủy hiệu quả nhất khi tạo được môi trường tối ưu cho vi sinh vật hoạt động. Chất dinh dưỡng được cung cấp theo tỷ lệ được tính toán sơ bộ BOD:N:P = 100:5:1, nhiệt độ nước thải từ 25 – 30oC, pH 6,5 – 8,5. Oxy hòa tan (DO) trong bể hiếu khí luôn lớn hơn 2mg/l tạo điều kiện môi trường tối ưu cho VSV.
Bể lắng Tách loại cặn bẩn ra khỏi nước nhờ vào quá trình lắng trọng lực. Diễn tiến của hạt cặn trong quá trình lắng gồm các bước sau: Lắng đơn – lắng keo tụ – lắng cản trở – lắng nén. Nước sau khi xử lý hiếu khí thì hỗn hợp bùn tự chảy sang bể lắng, tại đây bông cặn bùn sẽ được lắng xuống. Bùn lắng ở bể lắng sau quá trình xử lý sinh học này chủ yếu là bùn hữu cơ. Lượng bùn này sẽ bơm bùn trong bể bơm tuần hoàn về bể xử lý sinh học hiếu khí một phần để đảm bảo nồng độ bùn trong bể và phần còn lại sẽ được chuyển tải đến bể chứa bùn.
Bể khử trùng: nước thải sau bể lắng được đưa qua bể khử trùng, tại bể khử trùng có bơm định lượng NaCLO 10%, để loại bỏ các mần bệnh gây hại ra khỏi nguồn nước. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột A.
Hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Hệ thống xử lý nước thải Khu công nghiệp Hệ thống xử lý nước thải Y tế Hệ thống xử lý nước thải Thủy sản