Thiết kế thi công Hệ thống xử lý nước thải Công nghiệp
Một số loại nước thải công nghiệp cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Xử lý nước thải Công nghiệp bao gồm rất nhiều các quá trình xử lý khác nhau đối với từng loại nước thải công nghiệp khác nhau. Các loại nước thải được xếp vào loại nước thải công nghiệp bao gồm:
- Nước thải tập trung của khu công nghiệp.
- Nước thải từ các ngành sản xuất công nghiệp: Nước thải xi mạ, thuộc da, thép, sản xuất nhựa….
- Nước thải từ các ngành gia công, chế biến công nghiệp: Dệt nhuộm, gia giày, chế biến thực phẩm công nghiệp, sản xuất điện, điện tử.
- Một số ngành sản xuất công nghiệp, bán công nghiệp khác.
Xu-ly-nuoc-thai-cong-nghiep – Khu-cong-nghiep-Long-Hau
Các yếu tố đánh giá hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả
Để thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải Công nghiệp ta cần nắm rõ các yêu cầu về xả thải và tính chất của nguồn thải phát sinh: Đối với tiêu chuẩn xả thải Cột A thì yêu cầu công nghệ xử lý tiên tiến hơn đối với tiêu chuẩn cột B. Nước thải công nghiệp nặng chứa nhiều thành phần các kim loại nặng, chất hữu cơ khó phân hủy sinh học hơn nước thải từ quá trình chế biến công nghiệp. Để đảm bảo quá trình thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải công nghiệp cần phải lấy mẫu nước thải đi xét nghiệm để biết được các thông số ô nhiễm trong nguồn thải và đưa ra được phương án xử lý tối ưu nhất.
Xu-ly-nuoc-thai-cong-nghiep – He-thong-xu-ly-nuoc-thai-det-nhuom
Xử lý nước thải công nghiệp thường bao gồm 3 công đoạn xử lý như sau:
Công đoạn tiền xử lý: Bao gồm các công trình xử lý sơ bộ như: song chắn rác, bể lắng cát… Các công trình trong công đoạn tiền xử lý có tác dụng loại bỏ các thành phần cơ học như: rác, cát, cặn thô để tránh ảnh hưởng tới hệ thống bơm và các công trình xử lý tiếp theo.
Công đoạn xử lý hóa lý: Là quá trình sử dụng các loại hóa chất để tách các thành phần: SS, chất rắn lơ lửng, các chất hoạt động bề mặt và thành phần các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học để đảm bảo không bị ảnh hưởng tới quá trình xử lý sinh học sau này.
Công đoạn xử lý hóa lý bao gồm các quá trình sau:
Quá trình keo tụ tạo bông nước thải: sử dụng các loại hóa chất có khả năng keo tụ các thành phần chất rắn lơ lửng, độ màu, chất hữu cơ khó phân hủy sinh học. Hóa chất keo tụ sẽ keo tụ các hợp chất này và sẽ tách ra khỏi dòng nước thải trong bể lắng hóa lý. Các hóa chất keo tụ tạo bông thường được sử dụng là: PAC, phèn Sắt, phèn Nhôm…
Bể tuyển nổi: Nguyên tắc xử lý tương tự như quá trình keo tụ tạo bông trong nước thải nhưng thay vì lắng các bông cặn xuống phía đáy thì quá trình tuyển nổi sử dụng các dòng khí nén hòa tan vào nước lôi kéo các bông cặn nổi trên bề mặt và được vớt bằng thiết bị chuyên dụng.
Công đoạn xử lý sinh học: Bao gồm các quá trình xử lý sinh học hiếu khí, thiếu khí, kỵ khí để xử lý đồng thời các hợp chất hữu cơ, chất dinh dưỡng trong nước thải để đảm bảo tiêu chuẩn xả thải. Quá trình khử trùng nước thải bằng hợp chất khử trùng cũng được xếp vào công đoạn này.
Xu-ly-nuoc-thai-cong-nghiep – be-sinh-hoc-hieu-khi
Ngoài 3 công đoạn chủ yếu trên thì đối với một số khu vực yêu cầu mức độ xử lý cao hơn hoặc tái xử dụng nguồn nước thải sẽ sử dụng thêm 1 bậc xử lý nước gọi là quá trình xử lý bậc cao.
Để xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tối ưu nhất cần phải áp dụng quy trình xử lý nước thải ứng dụng được các công đoạn xử lý một cách bài bản và hợp lý. Khi cần thiết kế, thi công nâng cấp, bảo trì hệ thống xử lý nước thải công nghiệp với chi phí tối ưu nhất hãy liên lạc với Công ty Môi trường Bình Minh để được hỗ trợ.