Hồ sơ khai thác nước ngầm là gì?
Khi doanh nghiệp muốn sử dụng nước ngầm để phục vụ cho quá trình sản xuất, do khu vực chưa có nguồn nước cấp,…thì doanh nghiệp phải làm hồ sơ khai thác nước ngầm trước khi đưa vào sử dụng.
Đây là hồ sơ cần thiết của 1 doanh nghiệp khi sử dụng nguồn nước ngầm nhằm giúp Nhà Nước quản lý, theo dõi để đưa ra các phương án điều chỉnh hợp lý, bảo vệ nguồn nước ngầm.
Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng nước ngầm hoặc có công trình khai thác nước ngầm mà chưa có giấy phép khai thác nước ngầm.
Định kì 6 tháng/ lần các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng, có công trình sử dụng nước ngầm phải tiến hành làm báo cáo tình hình sử dụng nước ngầm.
Căn cứ pháp lý
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013– quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước
- Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Thông tư số: 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 Qui định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước
Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất
Được quy định tại điều 4 thông tư 21/2014 ngày 30 tháng 5 năm 2014 cụ thể như sau:
– Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép;
– Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu;
– Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ;
– Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;
– Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng.
– Căn cứ đặc điểm của các tầng chứa nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất, yêu cầu quản lý của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mực nước hạ thấp cho phép, nhưng không vượt quá một nửa bề dày của tầng chứa nước đối với tầng chứa nước không áp, không vượt quá mái của tầng chứa nước và không được sâu hơn 50 m tính từ mặt đất đối với các tầng chứa nước có áp.
– Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực quy định tại Khoản 1 Điều này và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.
Giấy tờ cần thiết khi thực hiện hồ sơ khai thác nước ngầm
- Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 05/NDĐ).
- Đề án khai thác nước dưới đất (Mẫu số 06/NDĐ).
- Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ từ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ toạ độ VN 2000.
- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200/m3ngày đêm trở lên (Mẫu số 07/NDĐ), báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm (Mẫu số 09/NDĐ).
- Báo cáo hiện trạng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (Mẫu số 10/NDĐ).
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép.
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai tại nơi đặt giếng khai thác.
- Trường hợp đất tại nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được UBND cấp có thẩm quyền xác nhận.
- Mẫu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước ngầm ban hành theo quy định tại Mục II Thông tư 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Tài nguyên và Môi trường
- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
Quy trình thực hiện
- Khảo sát, thu thập số liệu, địa hình, địa mạo, điều kiện địa lý, khí hậu thủy văn, điều kiện kinh tế xã hội khu vực cần khai thác.
- Xác định thông số về các đặc điểm địa chất, thủy văn gây ảnh hưởng đến khai thác nước ngầm.
- Láy mẫu nước và phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước.
- Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình theo tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo tọa độ VN 2000.
- Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước.
- Hoàn tất hồ sơ xin cấp phép khai thác nước ngầm.
- Nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý môi trường (cấp sở hoặc cấp bộ) tùy thuộc vào công suất khai thác nước ngầm của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Khi cần tư vấn hồ sơ khai thác nước ngầm hay bạn có thắc mắc gì trong vấn đề môi trường cũng như trong thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Hotline: 0917 096 077 – Email: tuvan.bme@gmail.com