Công ty môi trường Bình Minh là công ty hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nước thải, có nhiều năm trong thiết kế, thi công, cải tạo, vận hành hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra chúng tôi còn tư vấn lập các hồ sơ, thủ tục pháp lý về môi trường, cung cấp bùn vi sinh… Hãy liên hệ ngay, khi bạn có thắc mắc gì về môi trường, để được công ty môi trường Bình Minh hỗ trợ tư vấn miễn phí cho Bạn.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua nhu cầu sử dụng sữa ngày càng tăng cao, ngành công nghiệp chế biến sữa cũng từ đó mà ngày càng phát triển mạnh.
Khi có điều kiện khai thác nguyên liệu tại chỗ, ngành công nghiệp chế biến sữa ở Việt Nam sẽ có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp về mặt kinh tế, những sản phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống của con người, công nghiệp chế biến sữa cũng tạo ra nhiều chất thải góp phần làm ô nhiễm môi trường tự nhiên. Nhiều nhà máy đã không chú trọng đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải đã gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng cho những khu vực xung quanh. Điều này thúc đẩy việc đầu tư và lựa chọn, áp dụng những kỹ thuật xử lý chất thải phù hợp để hạn chế và loại trừ các tác động xấu đến môi trường xung quanh.
Nguồn gốc phát sinh nước thải tại nhà máy chế biến sữa
Dựa vào quy trình công nghệ sản xuất sữa, ta thấy nước thải chung của nhà máy chế biến sữa bao gồm:
Nước thải sản xuất:
- Nước rửa các bồn chứa và can ở các trạm tiếp nhận
- Nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả các đường ống, bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp, máy đóng gói,….
- Nước rửa thiết bị, rửa sàn cuối mỗi chu kỳ hoạt động
- Sửa rò rỉ các thiết bị hoặc do làm rơi vãi nguyên liệu và sản phẩm
- Một số chất lỏng khác như sữa tươi, sữa chua kém chất lượng, bị hư hỏng do quá trình bảo quản và vận chuyển cũng được thải chung vào hệ thống thoát nước.
- Nước thải từ nồi hơi, từ máy làm lạnh
- Dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị và động cơ
Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân, nhân viên làm việc tại nhà máy
Thành phần, tính chất nước thải nhà máy sữa
Thành phần gây ô nhiễm chính trong quá trình sản xuất sữa là sữa và các sản phẩm từ sữa (chiếm 90% tải lượng hữu cơ BOD). Vì vậy các chỉ số ô nhiễm cần quan tâm là: BOD, COD, SS, chất béo. Những thành phần chính tham gia vào BOD của nước thải chế biến sữa là lactose, bơ sữa, protein, acid lactic.
Nhìn chung, nước thải chế biến sữa ban đầu là trung tính hay kiềm, nhưng có khuynh hướng trở nên acid hoàn toàn một cách nhanh chóng do sự thiếu hụt oxi tạo điều kiện cho sự lên men lactose thành acid lactic, khi đó pH giảm và có khả năng gây sự kết tủa của casein.
Nước thải chế biến sữa thường có hàm lượng hữu cơ hòa tan cao, ít chất lơ lửng, vì vậy chúng là nguồn thức ăn cho vi khuẩn và các vi sinh vật tiêu thụ với tốc độ nhanh.
Đặc tính của nước thải nhà máy chế biến sữa là có hàm lượng chất hữu cơ cao, trong đó chủ yếu là đường, protein, acid béo và các chất có khả năng phân hủy sinh học. Chất ô nhiễm này hòa tan trong nước thải và không thể loại bỏ bằng phương pháp lắng trọng lực. Mặt khác, nước thải rất ít độc đối với vi sinh vật. vì thế, tốt nhất các nhà máy chế biến sữa cần lựa chọn phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học là phù hợp nhất.
Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý nước thải nhà máy chế biến sữa như: keo tụ, đông tụ, tuyển nổi, cơ học,.. Tuy nhiên phương pháp nào là hiệu quả nhất, ít tốn kém và dễ vận hành, tuổi thọ cao thì đó là vấn đề đáng được quan tâm.
Sau đây Công ty môi trường Bình Minh xin đưa ra phương pháp được áp dụng nhiều nhà máy chế biến sữa và hiệu quả xử lý đạt theo tiêu chuẩn 40:2011/BTNMT
Xử lý nước thải nhà máy chế biến sữa bằng phương pháp sinh học
Mục đích cơ bản của phương pháp sinh học là lợi dụng hoạt động sống và sinh sản của vi sinh vật có lợi để phân hủy chất hữu cơ. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số chất khoáng là nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
Xử lý sinh học bao gồm các bước sau:
- Chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc Cacbon ở dạng keo và dạng hòa tan thành thể khí và các tế bào;
- Tạo ra các bông cặn sinh học;
- Loại các bông cặn sinh học ra khỏi nước bằng quá trình lắng trọng lực.
Do vi sinh vật đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xử lý sinh học nên tùy vào tính chất hoạt động và môi trường sống của chúng, ta có thể chia ra:
Xử lý sinh học trong môi trường kỵ khí
Trong điều kiện không có oxy, các chất hữu cơ có thể bị phân hủy nhờ VSV và sản phẩm cuối cùng của quá trình này là khí metan và cacbonic được tạo thành. Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ nhờ vi khuẩn kị khí chủ yếu diễn ra theo nguyên lý lên men. Có các loại bể kỵ khí như:
- Bể phản ứng tiếp xúc, các loại bể lắng nước kết hợp với lên men bùn cặn lắng.
Xử lý sinh học trong môi trường hiếu khí
Khi xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí, các chất hữu cơ ở trạng thái hòa tan, keo và không hòa tan phân tán nhỏ sẽ được hấp phụ lên bề mặt tế bào vi khuẩn. Sau đó chúng được chuyển hóa và phân hủy nhờ vi khuẩn.
Quá trính này gồm 3 giai đoạn:
- Khuyếch tán, chuyển dịch và hấp thụ chất bẩn từ môi trường nước lên mặt tế bào vi khuẩn.
- Oxy hóa ngoại bào và vận chuyển các chất bẩn hấp phụ được qua màng tế bào vi khuẩn.
- Chuyển hóa các chất hữu có thành năng lượng tổng hợp sinh khối từ chất hữu cơ và các nguyên tố dinh dưỡng khác bên trong tế bào vi khuẩn.
Bạn đang băn khoăn lựa chọn phương pháp, công nghệ nào để xử lý nước thải nhà máy chế biến sữa hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.