Công ty môi trường Bình Minh có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải, trong đó có xử lý nước thải nhà máy bia. Ngoài ra chúng tôi còn thiết kế thi công, cải tạo, vận hành, cung cấp bùn vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải. Nếu bạn đang có nhu cầu, hay thắc mắc gì về vấn đề môi trường. Hãy liên hệ đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.
Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com
Vì sao phải Xử lý nước thải nhà máy bia?
Bia là một loại nước giải khát khá phổ biến, được tiêu thụ rộng rãi khắp thế giới và có lịch sử phát triển rất lâu đời. Là sản phẩm của quá trình lên men ethanol từ dịch nha, không qua chưng cất, dịch nha được nấu từ malt đại mạch, các hạt giàu tinh bột, protein…(như gạo, ngô, đại mạch,….) hoa houblon và nước.
Theo thống kê gần đây của thời báo kinh tế Việt Nam cho thấy tổng sản lượng bia trong cả nước khoảng 1,5 lít/năm, trong khi tổng năng suất của các nhà máy bia trong cả nước đã đạt 1,5 tỷ lít/năm. Ngoài ra, một số công ty trong nước đang có kế hoạch tăng năng suất và mở rộng quy mô công suất.
Quá trình sản xuất bia cũng thải ra môi trường một lượng lớn chất thải gây ô nhiễm môi trường như: khí thải, chất thải rắn, đặc biệt là nước thải. Vì thế các nhà đầu tư cần phải có biện pháp xử lý tại nguồn – xây dựng hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định.
Chất lượng sản phẩm được đánh giá ở nhiều mặt trong đó có vấn đề môi trường. Vấn đề môi trường được đầu tư, có biện pháp xử lý hợp lý, không gây ô nhiễm môi trường, thì khi đó sản phẩm cũng đạt chất lượng vấn đề vệ sinh,….
Đặt tính của nước thải nhà máy bia
Nước thải do sản xuất rượu bia thải ra môi trường thường có đặc tính chung là ô nhiễm chất hữu cơ rất cao, nước thải thường có màu xám đen và khi thải vào các thủy vực đón nhận thường gây ô nhiễm nghiêm trọng do sự phân hủy các chất hữu cơ diện ra rất nhanh. Thêm vào đó là các hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất như CaCO3, CaSO4, H3PO4, NaOH, Na2CO3,…những chất này cùng với các chất hữu cơ trong nước thải có khả năng đe dọa nghiêm trọng đến nguồn tiếp nhận nếu không qua xử lý.
Nguồn gốc phát sinh nước thải Các quá trình sản xuất bia, có một số công đoạn phát sinh nước thải như sau:
- Nấu- đường hóa: Nước thải của các công đoạn này giàu chất Hydrocacbon, xenlulozo,…có trong vỏ trấu, các mảnh hạt và bột cùng với xác hoa, chất màu.
- Công đoạn lên men: chứa nhiều chất hữu cơ như: Protein, chất khoáng, vitamin, cặn.
- Giai đoạn thành phẩm: Lọc, bão hòa CO2, chiết, đóng nắp, hấp chai. Nước thải ở đây chứa bột trợ lọc lẫn xác men, lẫn bia chảy tràn.
Nước thải từ quy trình sản xuất bia bao gồm:
- Nước lẫn bã malt và bột sau khi lấy dịch đường
- Nước rửa thiết bị lọc, nồi nấu, thùng giống, lên men và các loại thiết bị khác.
- Nước rửa chai và két chứa.
- Nước sinh hoạt, nước thải từ hệ thống làm lạnh.
- Nước thải từ nồi hơi
Như vậy, nước thải từ quá trình sản xuất bia chứa chủ yếu là chất hữu cơ, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là hợp lý nhất. Sau đây công ty môi trường Bình Minh xin đưa ra quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất bia, đang được áp dụng và được kiểm chứng chất lượng, tuổi thọ,…đảm bảo nước thải đầu ra đạt quy chuẩn xả thải QCVN 40:2011/BTNMT.
Thuyết minh quy trình
Bể thu gom: là nơi thu gom nước thải trước khi đi vào hệ thống, bể thu gom được làm bằng bê tông, trước bể thu gom, đặt song chắn rác có lưới lọc, để giữ lại rác có kích thước lớn, tránh làm tắt nghẽn đường ống, đảm bảo các công trình phía sau được ổn định.
Bể điều hòa: Duy trì lưu lượng dòng thải và điều chỉnh pH đến giá trị thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. Trong bể có hệ thống khuấy trộn để đảm bảo hòa tan và san đều nồng độ các chất bẩn trong toàn bộ thể tích.
Bể UASB: tại đây diễn ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải bằng vi sinh thiếu khí. Nước thải được đưa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và được phân phối đồng đều ở đó, sau đó chảy ngược xuyên qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ và các chất hữu cơ, vô cơ được tiêu thụ ở đây.
Bể sinh học MBBR
Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục, còn gọi là quá trình oxy sinh hóa. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới.
Bể lắng: nước thải sau bể MBBR được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắng sinh học. Cấu tạo và chức năng của bể lắng sinh học tương tự như bể lắng hóa lý. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.
Bể khử trùng: nước sau bể lắng, được đưa qua bể khử trùng, hóa chất CL được châm bằng bơm định lượng. Để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh ra khỏi nguồn nước trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.