Công ty xử lý nước thải chăn nuôi heo chi phí thấp

Công ty xử lý nước thải chăn nuôi heo chi phí thấp

Công ty Môi Trường Bình Minh chuyên tư vấn thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, với đội kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi tin chắc sẽ tư vấn, thiết kế hệ thống đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho đơn vị bạn.

Nếu đơn vị bạn có thắc mắc hay có nhu cầu xử lý nước  thải chăn nuôi hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Hotline: 0917 347 578 – Email: kythuat.bme@gmail.com

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Nguồn phát sinh nước thải chăn nuôi

Nước thải chăn nuôi phát sinh từ quá trình vệ sinh chuồng trại, nước tiểu heo, tắm heo,,…. Nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, và nhiều vi sinh vật ký sinh, nấm, mầm bệnh,…..

Thành phần của nước thải chăn nuôi

Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, nước rửa,..thành phần của nước thải chăn nuôi rất phong phú bao gồm các chất rắn ở dạng lơ lửng, các chất hòa tan vô cơ hay hữu cơ và nhiều nhất là hỗn hợp chứa N,P, ngoài ra nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, nấm,…và một số mầm bệnh khác. Nếu nước thải này không qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường thì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, sinh vật sống khác.

Vì thế mà Bộ TNMT đã ra quyết định tất cả các cơ sở, trang trại chăn nuôi phải xây dựng hệ thống xử  lý nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, các đơn vị nào không tuân thủ thì sẽ bị phạt rất nặng.

cong-ty-thiet-ke-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-chan-nuoi-heo2
Công ty xử lý nước thải chăn nuôi heo chi phí thấp

                                       Công ty xử lý nước thải chăn nuôi heo chi phí thấp

Nước thải chăn nuôi lợn của trạng trại vào khoảng 200m3/ngày dùng để tắm, rửa chuồng và cho lợn uống. Nguồn nước dùng cho chăn nuôi lấy từ kênh thủy lợi của hệ thống thủy nông. Sau khi sử dụng cho chăn nuôi được xả ra ao bèo trong trang trại trước khi xả ra kênh tưới. Do vậy, nước thải chăn nuôi không được xử lý quay trở lại kênh tưới gây ô nhiễm nguồn nước tưới, ảnh hưởng đến các mục đích sử dụng khác. 

Lúc trước, các cơ sở chủ yếu dùng công nghệ xử lý qua hầm biogas, tuy nhiên do nước thải của ngành chăn nuôi có tính chất ô nhiễm cao, hầm biogas không đảm nhận đủ để xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm. Qua kinh nghiệm thực tế và quá trình nghiên cứu Công ty chúng tôi xin đưa ra quy trình xử lý nước thải ngành chăn nuôi đảm bảo nước thải đầu ra đạt hiệu quả tốt nhất mà chi phí đầu tư hợp lý nhất.

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi

CHAN NUOI 19

                                        Công ty xử lý nước thải chăn nuôi heo chi phí thấp

 Thuyết minh quy trình

Nước thải phát sinh từ quá trình rửa chuồng trại, tắm rửa heo,.. được thu gom đưa về bể điều hòa, trước bể điều hòa có đặt song chắn rác để loại bỏ các rác có kích thước lớn, tránh gây tắc nghẽn bơm và đường ồng, bảo vệ các công trình phía sau. Sau đó nước thải chảy qua hầm biogas

Tại đây, nước thải được lưu lại với thời gian lý thuyết là 20 ngày và thực tế là 50-70 ngày, do vậy việc thiết kế bể này phải có dung tích lớn. Nước thải chăn nuôi heo có hàm lượng chất hữu cơ cao và sử dụng hầm biogas cho công đoạn này để phân hủy kỵ khí nước thải là hợp lý mang lại hiệu quả cao, dễ dàng quản lý. Nước thải sau khi qua hầm Biogas, BOD giảm 45-50%, lượng SS giảm 70-80% và tiếp tục được lưu lại tại bể Điều hòa nhằm ổn định lượng nước thải, đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước thải cho các công trình xử lý tiếp theo. Nước thải chăn nuôi heo được bơm vào bể thiếu khí nhằm phân hủy hai chất ô nhiễm cứng đầu là Nito và Photpho. Tại bể này quá trình khử nitrate diễn ra, bước thứ hai theo sau quá trình nitrate hóa, là quá trình khử nitrate-nitrogen thành khí nitơ, nitrous oxide(N2O) hoặc nitrite oxide (NO)  được thực hiện trong môi trường thiếu khí (anoxic) và đòi hỏi một chất cho electron là chất hữu cơ hoặc vô cơ.

Hai con đường khử nitrate có thể xảy ra trong hệ thống sinh học đó là :

  • Đồng hóa: Con đường đồng hóa liên quan đến khử nitrate thành ammonia sử dụng cho tổng hợp tế bào. Nó xảy ra khi ammonia không có sẵn, độc lập với sự ức chế của oxy.
  • Dị hóa (hay khử nitrate): Khử nitrate bằng con đường dị hóa liên quan đến sự khử nitrate thành oxide nitrite, oxide nitrous và nitơ:

   NO3-> NO2- >  NO(g) ->N2O (g) ->N2(g)

Lượng Nito và photpho được phân hủy gần như 80-90%, nước thải tiếp tục tự chảy sang bể sinh học hiếu khí và quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra, lượng BOD sẽ tiếp tục được oxy hóa nhờ vi sinh vật hiếu khí có trong bể, hỗn hợp bùn và nước thải chảy sang bể lắng nhằm tách nước thải và bùn vi sinh ra với nhau, phần nước trong sau lắng được chảy sang hồ ổn định để quá trình xử lý được tiếp diễn và xử lý triệt để toàn bộ lượng chất ô nhiễm bởi thực vật. Phần bùn sau lắng được bơm tuần hoàn ngược về bể hiếu khí nhằm bổ sung vi sinh cho quá trình xử lý. Nước được lưu lại trong hồ sinh học có thể được dùng để tưới cây, rửa sàng nhà,…. Trước khi nước ra hệ thống thoát ra ngoài môi trường phải qua công đoạn cuối cùng là khử trùng nhằm tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Đến đây nước thải đã hoàn toàn đạt QCVN 40:2011/BTNMT

 

CALL ME NOW