Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng xưởng giày dép

Công ty môi trường Bình Minh chuyên tư vấn lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng xưởng giày dép. Bạn đang gặp khó khăn trong thủ tục lập hồ sơ, quy trình, căn cứ pháp lý và chi phí lập hồ sơ,… Hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ, tư vấn 24/7 và miễn phí.

Hotline: 0917 096 077 – Email: tuvan.bme@gmail.com

azr1387424577

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng xưởng giày dép

Ngành giày da của thế giới đang tiếp tục chuyển đổi việc sản xuất sang các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, nền chính trị ổn định, hòa bình. Khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế quan bị bãi bỏ, cùng với những chính sách khuyến khích xuất khẩu, sản xuất, Việt Nam trở thành điểm đến cho việc đầu tư của các nhà sản xuất giày da.

Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Da giày là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giày đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động.

Vì thế thu hút cá nhà đầu tư xây dựng xưởng giày da. Trước khi đi vào hoạt động, các dự án cần phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục về môi trường trong đó có hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường. Vì sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường, với công suất nào thì lập DTM hay lập kế hoạch, thời điểm nào là lập hồ sơ,… Bạn hãy tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.

awo1387424548

1. Thời điểm lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng xưởng giày dép

Các dự án trước khi đi vào hoạt động, tùy theo quy mô, công suất mà lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án xây dựng xưởng giày dép hoặc DTM. Theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, chủ dự án phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án.

2. Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Theo phụ lục II, mục 103, nghị định 18/2015/ N Đ-CP ngày 14/02/2015. Các dự án xây dựng cơ sở sản xuất giày dép công suất dưới 100.000đôi/năm thì lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

3. Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Bước 1 : Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như: khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội liên quan đến dự án.

Bước 2 : Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

Bước 3: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.

Bước 4 : Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.

Bước 5: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

Bước 6: Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường.

Bước 7: Trình Phòng Tài Nguyên và Môi Trường nơi xây dựng dự án thẩm định và quyết định phê duyệt tùy theo loại hình và quy mô của dự án.

4. Căn cứ pháp lý lập kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Luật bảo vệ môi trường 2014
  • Nghị định 18/2015/ND-CP, ngày 14/02/2015- Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ngày 29/5/2015 – Thông tư về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

5. Cơ quan tiếp nhận và phê duyệt

Được quy định tại điều 32 luật Bảo vệ môi trường 2015

Tùy vào quy mô, công suất và vị trí của dự án mà có các cơ quan tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường  cho dự án xây dựng xưởng giày dép như sau:

  •  Sở TNMT đối với kế hoạch bảo vệ môi trường cấp sở;
  • Phòng TNMT đối với kế hoạch bảo vệ môi trường cấp huyện;
  • Phòng TNMT cấp xã nếu được UBND ủy quền được phê duyệt;
  • Ban quản lý KCN;
  • Ban quản lý khu kinh tế.

6. Các giấy tờ pháp lý cần thiết

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất.
  • Giấy phép xây dựng.
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể, mặt bằng thoát nước mưa, mặt bằng thoát nước thải.

Ngoài lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án xây dựng xưởng giày dép, Công ty môi trường Bình Minh còn hoạt động trong các lĩnh vực sau:

  • Thiết kế thi công, cải tạo hệ thống xử lý nước thải
  • Tư vấn lập các hồ sơ môi trường: DTM, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, hồ sơ khai thác nước ngầm, hồ sơ xả thải,…
  • Cung cấp nuôi cấy bùn vi sinh chất lượng, uy tín, giả rẻ
  • Trám lấp giếng, khoan cắt bê tông,…..

–          ……………………………

Bạn đang gặp khó khăn về vấn đề môi trường, hay có thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay đến công ty môi trường Bình Minh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Hotline: 0917 096 077 – Email: tuvan.bme@gmail.com

This entry was posted in Chưa phân loại. Bookmark the permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CALL ME NOW