Báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho cơ sở in ấn
TP HCM Là trung tâm in lớn nhất cả nước với gần 1.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 60% doanh thu và 52% sản lượng trang in toàn ngành.
Ở đây lĩnh vực in các xuất bản phẩm và báo chí đang bị tác động mạnh, trừ một số cơ sở vẫn giữ được đà tăng trưởng nhưng phần lớn đang bị giảm đơn hàng, trong đó một số cơ sở phải ngừng hoạt động như công ty CP in Khánh Hội, Hưng Phú, Vina, Minh Việt Long hoặc sa sút nhiều như công ty Cơ khí ngành in, công ty in Lê Quang Lộc v.v…
Bên cạnh đó, ngành in ấn thải ra một số chất gây ô nhiễm đến môi trường, đặc biệt là mực in và hơi dung môi có trong mực in. Hiện nay, vấn đề môi trường đang được các cơ sở in ấn được chú trọng, có các biện pháp khắc phục phù hợp. Hằng năm các cơ sở in ấn phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ để nộp lên cơ quan quản lý có chức năng. Thực hiện các vấn đề môi trường của cơ sở in ấn theo đúng luật TNMT 2014.
Công ty môi trường Bình Minh chuyên tư vấn miễn phí lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho cơ sở in ấn. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ
0917 347 578 – Email: tuvan.bme@gmail.com để được hỗ trợ tư vấn 27/4 và tận nơi.
1. Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì?
Là hồ sơ định kỳ, cơ sở in ấn phải lập các thông số ô nhiễm, các biện pháp giảm thiểu, thông kế các số liệu, kết quả chỉ tiêu phân tích, trình nộp lên cơ quan quản lý có chức năng.
Là hồ sơ theo dõi các nồng độ ô nhiễm, nếu vượt chuẩn cho phép sẽ có biện pháp khắc phục kịp thời.
2. Đối tượng cần lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Đối tượng phải thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ (quan trắc môi trường): các cơ sở in ấn đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo Điều 16, Nghị định số 18/2014/NĐ-CP) và Kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Điều 33, Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/ QH 13 này 13/06/2014).
– Các dự án xây dựng cơ sở in ấn đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
3. Quy trình thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ
4. Tần suất giám sát
Tùy theo quy mô hoạt động của cơ sở mà báo cáo giám sát môi trường định kỳ sẽ có tần suất lập báo cáo giám sát môi trường khác nhau:
• 3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm.
• 6 tháng/1lần đối
5. Các giấy tờ cần thiết
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất
– Xác nhận phê duyệt đánh giá tác động môi trường, kế hoạch BVMT hoặc đề án BVMT
– Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp
– Hóa đơn tiền điện, tiền nước
– Chứng từ thu gom chất thải nguy hại
– Biên bản phê duyệt PCCC
6. Cơ quan tiếp nhận và phê duyệt báo cáo
Tùy theo quy mô và vị trí của cơ sở mà có các cơ quan tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ như sau:
– Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
– Sở Tài nguyên và Môi trường
– Phòng Tài nguyên và Môi trường
– Ban quản lý Khu công nghiệp
– Ban quản lý Khu kinh tế
Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ các vấn đề môi trường hãy liên hệ đến:
Hotline :0917 096 077 – Email: tuvan.bme@gmail.com